Thơ Ngỏ

Featured

A jet dream   Đây là trang Web để ghi lại những hình ảnh của một đời người. Một người Việt nam bình thưòng, sống xa quê hương. Nhưng trái tim bao giờ cũng hướng về tổ quốc, mong cho toàn dân Việt nam sẽ có một ngày được hưởng ấm no và hạnh phúc.

Mùi (1)

A ảo ảnh  Năm lớp 12C (tức là lớp đệ nhất ban văn chương Triết) tôi được hân hạnh ngồi gần ông Tây con. Bạn bè trong lớp ai cũng gọi Hưng là ông Tây con, vì anh đã theo học chương trình Pháp từ nhỏ. Năm ngoái rớt Tú Tài Pháp, Hưng nhảy qua học chương trình Việt, để năm nay thi Tú tài Việt. Hưng gặp khó khăn về những danh từ Triết học tiếng Việt, do đó tôi đã giúp đỡ Hưng rất nhiều. Bù lại, anh giúp tôi về phần sinh ngữ.

Hưng là con trai thứ trong một gia đình quyền quý. Cha anh là Giám đốc Nha Bưu điện và Viễn thông Nam phần. Gia đình anh ở một biệt thự hai tầng, phía sau có dảy nhà ngang dành cho bồi bếp. Mẹ Hưng là một phụ nữ hiền thục. Bà xem tôi như con cháu trong nhà. Những ngày giỗ tết, bà thường bảo Hưng gọi tôi đến chơi. Continue reading

An toàn người cao niên.

nurse and old lady  Trong đời sống  vào mỗi tuổi chúng ta có những khó khăn khác nhau… nhưng cũng có phương cách giải quyết. Khi tới tuổi già, thân thể chúng ta bớt dẻo dai, khó giữ thăng bằng  nên rủi ro bị té ngã, nhất là ở nhà. Có nhiều yếu tố gây ra rủi ro này như là cách xắp xếp nhà cửa, tình trạng sức khỏe, sự ăn uống cũng như sự thiếu hoạt động. Tuy nhiên, theo tổ chức INPES ( Institut National de Prévention et d’Education pour la Santé) thì nhờ vào một số những xắp xếp đơn giản chúng ta có thể ngăn ngừa đươc rủi ro này. Continue reading

Xóm tôi

Village-2aCon đường Nguyễn tri Phương chỉ dài khoảng 2 cây số. Đầu đường là nhà máy phát điện của tỉnh, dạo đó ai cũng gọi là Nhà Đèn. Cuối đường là một vựa thu mua ve chai lông vịt. Chủ vựa là chú Bảy Phát. Chú mua đủ thứ vật dụng phế thải, từ sách báo cũ, bao xi măng, thùng các-tong cho đến lông gà lông vịt, đồ đồng nát. Ngoài việc cân mua tại chỗ, chú Bảy còn có một đội ngũ gồng gánh đi khắp thị xã, gom mua mấy thứ này, rồi về bán lại cho chú. Tôi nghe nói có một ông Hoa kiều, tên Hui Bon Hoả, từ Trung quốc qua Việt nam với hai bàn tay trắng, mà nhờ nghề mua bán đồ phế thải, sau này ông trở thành một trong bốn người giàu nhất nước Việt nam. Người ta thường truyền khẩu cho nhau nghe bài vè “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hoả”. Giàu nhất nước là ông huyện Sỹ tức là ông ngoại của Nam Phương hoàng hậu, vợ của vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Kế là ông Tổng đốc Đỗ hữu Phương, thứ ba là bá hộ Xường và thứ tư là chú Hoả. Trong tương lai chắc chú Bảy Phát cũng giàu nhất nhì trong tỉnh, vì sau mấy năm làm nghề mua bán đồ phế thải, chú Bảy đã khai trương một tiệm cầm đồ bề thế, cũng lấy tên là Bảy Phát.

Continue reading

Bố đi Tây

a DArtagnan1   Bố tôi học hết lớp Sơ đẳng (Cours Elementaire) tức là năm thứ ba trong chương trình Tiểu học của Pháp. Thi rớt bằng Sơ học Yếu lược (Certificat d’Études Élémentaire) nên bố phải nghỉ học. Ông bà nội tôi không giàu. Nếu giàu thì đã chết thảm trong các đợt Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc (1949-1956). Bố kể, lúc nhỏ ít khi được ăn cơm trắng, thường phải ăn độn ngô khoai. Thức ăn chỉ là rau dưa, mắm muối, cà pháo. Ngày nào được ăn cá (cá bắt ở ao nhà) là những ngày hạnh phúc. Bà nội rẻ cá ra nhiều phần, chia đều cho các con và căn dặn “ăn tiện tặn cho hết bát cơm nhé”.
Cuộc đời bố tôi, cứ tưởng đã chôn chặt sau lủy tre làng, tiếp tục nghề nông tang như bao nhiêu thế hệ đi trước. May mắn có người thân giới thiệu ra Hà nội học nghề hình với ông Khánh Ký, bố tôi khăn gói quả mướp nhảy lên tàu điện đi ngay. Quê nội tôi ở làng Lai xá, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông, chỉ cách Hà Nội có 10 cây số, đi lại bằng tàu điện dễ dàng.

Continue reading

Tôi cũng đi Tây

Dạo đó, chưa có chuyến bay thẳng từ Sài gòn đi Paris. Máy bay phải stop over tại nhiều quốc gia Á và Phi châu để lấy khách, nạp thêm nhiên liệu v.v. Phái đoàn chúng tôi đi Pháp tham dự hội nghị La Francophonie, gồm ba người và ai cũng có chức vụ. Giáo sư Lan trưởng phái đoàn, giáo sư Khải Phó đoàn và tôi giữ nhiệm vụ Thư ký. Tôi sẽ ghi chép tất cả sự kiện trong chuyến đi và viết một bài tường trình nạp cho Bộ Giáo dục, lúc trở về. La Francophonie là tổ chức bao gồm các quốc gia trên thế giới mà đa số dân chúng còn dùng Pháp ngữ. Lúc đó tổ chức này có tên là Organisation Internationale de la Francophonie (OIF). Continue reading

Mẹ mù

  Mẹ mù  Vào những năm Trung học đệ nhất cấp, tôi được bạn bè kềm cặp dạy dỗ đánh đàn Guitare. Sau đó, tôi tự học thêm theo sách của Caruly và Léo Laurant. Con nhà nghèo ở tỉnh nhỏ (Bến Tre) bọn chúng tôi làm gì có phương tiện học đàn Piano, Violon v.v.. Ông anh con người bác cho tôi cây đàn Guitare cũ hiệu An Phú, tôi mừng húm. Tội nghiệp trong đám bạn tôi, vài ba đứa chỉ có đàn Banjo, Mandoline hay cây kèn Harmonica. Còn hầu hết chỉ biết đánh đáo, bắn bi hay đá banh v.v. Continue reading

Tướng Hưng và tôi

General Le van Hung Sau Tết Mậu Thân 1968, tôi được thuyên chuyển về Trung đoàn 31 Bộ Binh đóng ở tỉnh Chương Thiện. Lúc đó ông Lê văn Hưng là Trung Tá Trung đoàn trưởng. Trung đoàn đang hành quân tại mật khu Đầu Sấu. Quá giang trực thăng phát lương, tôi theo vị sĩ quan tài chánh ra mặt trận, trình diện các cấp chỉ huy.
Tôi được giao ngay chức vụ Trung đội trưởng, thay thế một sĩ quan khoá đàn anh, vừa bị thương. Trung đoàn đang tấn công vào Đầu Sấu, nơi mà theo tin tình báo là cơ sở hậu cần và kho vũ khí của địch.
Sau nhiều ngày ác chiến với nhiều tổn thất, mà chưa chọc thủng hàng phòng thủ, Trung Tá Hưng xin tăng viện. Một tiểu đoàn Biệt động và một tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến đổ vào chiến trường. Với năm tiểu đoàn trong tay, ông Hưng đã thanh toán mục tiêu trong vòng một tuần lễ. Continue reading

Thảo Trang

Thao-Trang2  Tôi có một người bạn thân tên Nguyễn thảo Lư. Theo tự điển Hán Việt, thảo lư là ngôi nhà nhỏ bằng cỏ, bằng tranh hay bằng lá. Nhớ lại chuyện Tam quốc chí, khi Lưu Bị đi tìm Khổng Minh để mời ông ra làm quốc sư, Lưu Bị đã phải “tam cố thảo lư”, nghĩa là phải ba lần đến viếng ngôi nhà cỏ của Khổng Minh để chiêu hiền đãi sĩ.
Tôi không rõ có phải vì mê tích Tàu hay không mà ba má Lư đã đặt cho anh cái tên đó. Nói chung, tên của Lư không đẹp mà cũng không xấu. Ngặt nổi bạn bè không ai gọi anh là Thảo Lư, mà chỉ gọi anh là Thảo Khấu (giặc cỏ). Continue reading